10 LOẠI THỰC PHẨM PHỔ BIẾN CÓ TÁC DỤNG NGỪA UNG THƯ
- Người viết: Bio Ngon - IMC lúc
- Dinh dưỡng & Công dụng
- - 0 Bình luận
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ăn hầu hết các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây và đậu đóng vai trò lớn trong việc ngăn ngừa ung thư và góp phần mang lại cuộc sống khỏe mạnh hơn. Đó là vì trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật có chứa nhiều chất xơ, chất dinh dưỡng và chất phytochemical (chất tự nhiên) có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WTO, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh chiếm đến 30% nguyên nhân gây ra ung thư. Nhiều bằng chứng cho thấy việc hấp thụ thường xuyên thực phẩm chứa nhiều mỡ, sữa nguyên bơ, thịt hun khói hay ướp muối có thể dẫn đến ung thư, đặc biệt ung thư đại tràng và trực tràng. Ngược lại, các loại rau xanh, củ, quả tươi chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, vitamin, chất xơ góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm phổ biến, dễ tìm có khả năng ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
1. Hành tây
Hành tây là một trong những nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng gọi là quercetin, được coi là chất ngăn cấm hoạt động hoặc tạo ra các yếu tố gây ung thư. Chế độ ăn giàu quercetin có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi. Nghiên cứu cũng cho thấy những người thường xuyên ăn loại củ này, tỷ lệ bị ung thư dạ dày thấp hơn 25% so với nhóm ăn ít hoặc hoàn toàn không ăn. Riêng những trường hợp đã bị ung thư dạ dày mà áp dụng chế độ ăn bổ sung thêm hành tây thì tỷ lệ tử vong thấp hơn 30% so với nhóm còn lại.
Tuy nhiên bác sĩ khuyến cáo không nên ăn hành tây quá nhiều cùng một lúc, dễ gây ra các vấn đề về thị lực và sốt. Ngoài ra khi hành tây kết hợp với những thực phẩm giàu iot, canxi, protein như cá, tôm, thịt cóc, rong biển… sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi, chất độc hoặc đầy hơi, khó tiêu.
Tuy nhiên bác sĩ khuyến cáo không nên ăn hành tây quá nhiều cùng một lúc, dễ gây ra các vấn đề về thị lực và sốt. Ngoài ra khi hành tây kết hợp với những thực phẩm giàu iot, canxi, protein như cá, tôm, thịt cóc, rong biển… sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi, chất độc hoặc đầy hơi, khó tiêu.
2. Tỏi cô đơn
Trong mỗi nhánh tỏi có chứa nhiều chất phytochemical (dược chất thực vật), nhiều chất trong đó đã thể hiện đặc tính phòng chống ung thư khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm như flavonoid, inulin, saponin, S-allyl cysteine... Theo Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K, sau khi xem xét, đánh giá các nghiên cứu toàn cầu, các báo cáo của Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (AICR) cho thấy việc ăn tỏi thường xuyên làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Theo các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm thì các hợp chất trong tỏi giúp sửa chữa DNA, làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và giảm viêm.
Ngoài ra tỏi cũng đang được nghiên cứu về vai trò trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác như: ung thư vú, dạ dày, vòm họng, thực quản, tiền liệt tuyến, gan, ung thư bàng quang…
Nên ăn tỏi ở dạng tươi. Khi chế biến tỏi nên đập dập, cắt nhỏ và để ngoài không khí từ 10 đến 15 phút trước khi sử dụng. Lúc này, enzym ở trong không khí có thể tăng cường các khoáng chất có ích trong tỏi. Sử dụng tỏi già ngâm giấm cũng mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống tim mạch.
Ngoài ra tỏi cũng đang được nghiên cứu về vai trò trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác như: ung thư vú, dạ dày, vòm họng, thực quản, tiền liệt tuyến, gan, ung thư bàng quang…
Nên ăn tỏi ở dạng tươi. Khi chế biến tỏi nên đập dập, cắt nhỏ và để ngoài không khí từ 10 đến 15 phút trước khi sử dụng. Lúc này, enzym ở trong không khí có thể tăng cường các khoáng chất có ích trong tỏi. Sử dụng tỏi già ngâm giấm cũng mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống tim mạch.
3. Măng tây
nhất trong số thực phẩm được thử nghiệm. Hàm lượng kẽm trong măng tây rất cao, có thể có thể ức chế hoạt động của proto-oncogene (gen tiền ung thư) đối với ung thư phổi và ung thư bàng quang, nâng cao khả năng chống lại bệnh tật. Ngoài ra loại thực phẩm này còn chứa vitamin C, beta-carotene và các khoáng chất kẽm, selen, mangan.
Tuy nhiên nhóm người bị gout và có chức năng thận kém thì không nên sử dụng măng tây vì sẽ khiến cho bệnh trở nên nặng hơn.
Tuy nhiên nhóm người bị gout và có chức năng thận kém thì không nên sử dụng măng tây vì sẽ khiến cho bệnh trở nên nặng hơn.
4. Ớt
Không chỉ có tác dụng trong y học cổ truyền, các nghiên cứu từ phương Tây còn cho thấy chất capsaicin (C9H14O2) dồi dào trong ớt có tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày và ung thư tiền liệt tuyến. Chất này còn làm chậm sự phát triển, thậm chí giết chết tế bào ung thư mà không gây tổn hại đến các tế bào xung quanh.
Tuy nhiên loại thực phẩm này chống chỉ định với người mắc bệnh tim, bệnh não, bệnh huyết quản, người cao huyết áp.
Tuy nhiên loại thực phẩm này chống chỉ định với người mắc bệnh tim, bệnh não, bệnh huyết quản, người cao huyết áp.
5. Trà
Loại trà đen được dùng phổ biến nhất ở châu Á, bao gồm Việt Nam lại là một “siêu thực phẩm” chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học như polyphenol, theabrownin, polysaccharides trà..., từng được báo cáo là có lợi cho sức khỏe, ức chế tăng sinh của tế bào ung thư, ức chế quá trình di căn, phát huy tác dụng ngoạn mục trong việc ức chế sự phát triển của 2 loại tế bào ung thư phổi và ung thư gan; trong khi caffeine, theophylline và theobromine ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú, ung thư cổ tử cung.
6. Rau đắng
Các chất chống oxy hóa trong rau đắng giúp loại bỏ các gốc tự do là sản phẩm phụ nguy hiểm của quá trình trao đổi chất làm cho tế bào chết hoặc đột biến thành ung thư. Bổ sung rau này vào chế độ ăn hàng tuần giúp duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường quá trình trao đổi chất. Chất chống oxy hóa cũng giúp ngăn ngừa một số loại ung thư. Nghiên cứu đang tiếp tục chứng minh các thành phần trong rau đắng có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự lây lan của bệnh này.
Lưu ý: Việc bổ sung liên tục bất kỳ loại thảo dược nào trong thời gian dài đều không được khuyến khích và rau đắng cũng không ngoại lệ. Chỉ nên bổ sung khi cần giảm bớt triệu chứng hoặc bệnh, không nên ăn thường xuyên trong hơn 12 tuần. Riêng bệnh nhân hen suyễn, nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm nhịp tim hoặc tăng đường huyết không nên dùng rau này.
Lưu ý: Việc bổ sung liên tục bất kỳ loại thảo dược nào trong thời gian dài đều không được khuyến khích và rau đắng cũng không ngoại lệ. Chỉ nên bổ sung khi cần giảm bớt triệu chứng hoặc bệnh, không nên ăn thường xuyên trong hơn 12 tuần. Riêng bệnh nhân hen suyễn, nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm nhịp tim hoặc tăng đường huyết không nên dùng rau này.
7. Cà rốt
Cà rốt chứa caroten, protid, lipid, glucid, nước, celuloz, các muối khoáng và vitamin C, D, E, B1, B2. Nước ép của cà rốt bôi ngoài da chữa một số bệnh như mụn nhọt, nấm, chàm, bỏng, vết thương lỏ loét, bổ trợ điều trị ung thư vú, ung thư biểu mô. Cà rốt và các loại rau màu xanh, vàng cũng có tác dụng phòng ngừa ung thư. Theo nghiên cứu, củ cà rốt sống chứa một lượng lớn các chất có khả năng chống lại bệnh ung thư đại tràng, trực tràng, vú.
8. Nấm
Các nhà khoa học Mỹ và Nhật đã phát hiện rất nhiều loại nấm như nấm hương, nấm đông, nấm rơm, mộc nhĩ đen, mộc nhĩ trắng, nấm búp có chứa hoạt chất chống ung thư. Chẳng hạn như chất polysaccharide trong nấm đông cô, polysaccharide trong mộc nhĩ trắng và mộc nhĩ đen cũng là chất chống ung thư khá hiệu quả.
9. Khoai lang
Loại củ này chứa chất chống oxy hóa beta carotene, vitamin, chất khoáng và xơ giúp phòng bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư. Ăn khoai lang mỗi ngày giúp giảm 22% nguy cơ nhồi máu cơ tim ở nữ giới, giảm từ 40 đến 70% nguy cơ đột quỵ.
10. Cà chua
Cà chua có lycopene và beta caroten (vitamin A tự nhiên) có tác dụng chống oxy hóa tế bào, nhờ đó giúp phòng chống ung thư vú, dạ dày và ung thư đường tiêu hóa. Để ngừa các bệnh ung thư, đặc biệt là tuyến tiền liệt, nên ăn nguyên trái cà chua chưa chế biến.
Viết bình luận
Bình luận