VÌ SAO BẠN NÊN ĐỂ CỎ TRONG VƯỜN

VÌ SAO BẠN NÊN ĐỂ CỎ TRONG VƯỜN

1. Lý do thứ 1 là lý do rất cũ kỹ nhưng vô cùng thực tế:
Đó là bao nhiêu năm nay, dùng rất nhiều hoạt động, phương tiện và hóa chất cực mạnh, kể cả phun, cả xạc, cả nhổ bạn cũng có tiêu diệt hoàn toàn được Cỏ đâu mà cứ cố gắng tiêu diệt cỏ để làm gì. Có thấy vất vả quá chưa nè! 
 
2. Thứ 2:Cỏ là loại thực sinh cực mạnh
Chỉ cần có nước và ánh sáng là nó tự mọc, chẳng cần bạn phải gieo trồng, chăm sóc, phân thúc. Vì cỏ có cơ chế tự quang hợp và tổng hợp ra chất dinh dưỡng cho bản thân chúng. Thêm vào đó, khả năng phát tán và duy trì nòi giống bọn chúng thật là mãnh liệt.
Chính vì vậy, Cỏ là "nhà máy tổng hợp dinh dưỡng" đỉnh cao nhất trong tự nhiên. Ngon hơn nữa là nó hoàn toàn miễn phí. Vì khi nó chết đi, toàn bộ những thứ nó tích góp được trong cả vòng đời được "hiến tặng" toàn bộ cho vườn của bạn. Nghĩa là dinh dưỡng được hoàn trả lại cho đất, thành dinh dưỡng dễ hấp thu cho các loại sinh vật khác. Trong đó  có cây trồng của chúng ta trên đất.


3. Thứ 3: Cỏ nó "ăn tạp"
Cái gì nó cũng "ăn". Vì vậy, Cỏ là loại chất xử lý đất và các thứ tồn dư trong đất tốt nhất hiện nay. Chẳng có một loại thuốc hay một loại hóa chất nào có thể vượt qua được khả năng này của cỏ. 
Có thể bạn đã biết (mà cũng chưa chắc biết). Đó là khi bạn bón phân xuống đất thì phân bón nào tốt sẽ giúp cây trồng hấp thụ cỡ 40%. Còn lại 60% chia đều cho "mấy anh" nấm bệnh và cỏ. Vì vậy, nếu vườn không có cỏ thì bạn cứ xác định là đi mua thuốc chữa thối rễ là vừa. Còn nếu vừa có cỏ, lại vừa có bổ sung Vi sinh vật (VSV) có lợi. Ví dụ như EMINA - Effective microorganisms of Institute of Agrobiology, là tập hợp các loài vi sinh vật có ích bao gồm các nhóm vi khuẩn Bacillus, vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn Lactic và một số loại vi sinh vật có lợi khác sống cộng sinh trong cùng môi trường; thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm về nấm bệnh dưới rễ. Cỏ với mấy "em" Bacillus tự ăn hết nấm bệnh. Nấm Phytophthora palmivora - tác nhân khiến cho rễ non bị thối có màu nâu đen, rễ chết dần làm cây phát triển chậm, sau đó nấm lây lan dần đến phần thân cây phía trên làm chảy nhựa thân, bộ lá chuyển màu vàng cây không phát triển và chết dần; cũng không có còn cơ hội phá hoại cây trồng.
 

4. Thứ 4: Rễ cỏ giúp phân tán nước
Rễ của cỏ giúp phân tán nước đều nên giúp đất không bị xói mòn, sạc lở đất. Thêm vào đó nhờ có cỏ nên đất không bị đè nén, giúp cho đất tơi xốp và không đọng nước, úng nước, nhưng vẫn có đủ lượng nước cho cây trồng sinh sống và phát triển tốt.
Rễ của cỏ còn giúp chia sẻ tuyến trùng và rệp sáp trong đất. 

5. Thứ 5: Máy đo pH 
Cỏ là máy đo pH đất chuẩn nhất tự nhiên. Cứ nhìn vào khu vườn, chỗ nào nhiều cỏ, lá cỏ rộng thì mặc định là chỉ thị cho ta biết rằng đây là vùng đất tốt, hữu cơ nhiều, giàu mùn, có độ phì nhiêu tốt và pH đương nhiên là ổn định.
6. Thứ 6: Không mất tiền mua
Cỏ không phải đi mua, chúng ta chỉ làm mỗi việc là "lười" thì mặc định sẽ có cỏ trong vườn. Tiện thế còn gì bằng, cứ thuận theo tự nhiên. Mặc tình cho thiên nhiên nó sắp đặt, tạo hóa an bày. Thế nào cũng đầy ấp cỏ trên vườn. Và cũng không mất công trồng cỏ, hay mua giống cỏ về trồng.
7. Thứ 7: Không giành hết dinh dưỡng của đất
Dù cỏ có "ăn" phân, hút dinh dưỡng trong đất. Nhưng nó ăn cái phần cây trồng không hấp thu được. Khi chúng ta nhổ bỏ, hay "phát cỏ" xuống đất nó sẽ trả lại toàn bộ phần dinh dưỡng đã hấp thu thành dạng dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng. Khuyến mãi thêm phần dinh dưỡng nó tích cóp được nhờ quang hợp. Lợi thì rất lợi mà còn mong gì hơn nữa. 
Nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, rẻ tiền, dễ tìm và vô cùng hiệu quả. Đặc biệt dành cho các "tín đồ" canh tác hữu cơ. 
Muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm hữu cơ nhanh tay đặt hàng Bio Ngon và bữa ngon luôn dành cho bạn đến từ các sản phẩm Ngon và Lành bởi Nông sản Tử tế Bio Ngon mang tận bếp mọi nhà.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận