Có bầu không nên ăn gì? Lưu ý về dinh dưỡng trong quá trình mang thai
- Người viết: Bio Ngon lúc
- Mẹ & Bé
- - 0 Bình luận
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học trong thời kỳ mang thai đóng vai trò hết sức quan trọng giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, ngoài những thực phẩm cần bổ sung thì thai phụ cũng cần tránh một số loại thực phẩm, bởi đây có thể là nguyên nhân gây sảy thai, thai chết lưu. Vậy phụ nữ mang thai nên ăn gì và kiêng ăn gì? Cùng Bio Ngon tìm hiều về dinh dưỡng khi mang thai cũng như cách ăn uống tốt nhất cho mẹ bầu nha.
Có bầu không nên ăn gì? Lưu ý về dinh dưỡng trong quá trình mang thai
Mẹ bầu cần ổ sung đầy đủ các nhóm chất
Folate có nhiều trong rau Bina (tươi, đông lạnh, hay đóng hộp), và có trong rau củ hữu cơ ví dụ như xà lách, của cải đường, bông cải xanh, măng tây, các loại quả giống cam quýt và dưa, đậu xanhvà trứng. Và hầu hết các sản phẩm lúa mì (bột mì, mì) đều giàu các Axít Folic.
Một số chất dinh dưỡng như Vitamin D và Calcium, cần thiết cho sự phát triển xương có thể cần được bổ sung. Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy máu dây rốn của những trẻ sơ sinh khỏe mạnh và phát hiện mức độ vitamin D thấp dễ gây ra trong năm đầu đời.
Thực đơn cho bà bầu cần đủ các nhóm chất
Dinh dưỡng bà bầu rất quan trọng cho thai nhi
DHA Omega-3 thường có trong sữa vắt, Người phụ nữ phải hấp thụ những lượng đủ DHA trong thai kỳ và khi nuôi con giúp họ có sức khỏe tốt và cả sức khỏe cho đứa trẻ. Phôi thai đang lớn không thể tạo DHA một cách hiệu quả, và phải nhận chất dinh dưỡng thiết yếu này từ người phụ nữ qua nhau thai và trong sữa mẹ sau khi sinh.
Do vậy, cần có thực đơn cho mẹ bầu bổ sung đủ dinh dưỡng và tránh những thực phẩm có chứa các chất có hại cho sức khỏe.
Sức khỏe của mẹ bầu ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi
Có bầu không nên ăn gì? Mẹ bầu cần chú ý thói quen sinh hoạt hằng ngày
Rửa kỹ và nấu chín các loại thực phẩm trước khi sử dụng
Khi lên thực đơn mẹ bầu cần chú ý các loại vi khuẩn hay động vật ký sinh nguy hiểm làm ô nhiễm thực vật, gồm Listeria và Toxoplasma Gondii. Việc rửa kỹ hoa quả và rau được phun thuốc và sản xuất không an toàn có thể loại bỏ những nguồn bệnh này.
Việc nấu chín kỹ thức ăn dùng lại, thịt, hay thịt đã qua chế biến cũng có tác dụng tốt. Phó mát mềm có thể chứa Listeria, nếu làm từ sữa tươi, nguy cơ có thể tăng thêm.
Phụ nữ có thai dễ bị nhiễm trùng Salmonella từ trứng và gà, vì thế các sản phẩm này phải được nấu kỹ. Thực hiện vệ sinh trong bếp có thể làm giảm những nguy cơ này.
Nấu chín thức ăn trước khi sử dụng bảo vệ sức khỏe bà bầu
Luyện tập thể dục và không quá lo lắng về cân nặng hoặc tăng cân
Trong khi mang thai, việc tăng cân không đủ hay quá cân có thể gây hại tới sức khỏe của bà mẹ và phôi thai. Tất cả phụ nữ được khuyến khích lựa chọn một chế độ ăn mạnh khỏe mà không cần quan tâm tới trọng lượng trước khi mang thai.
Việc tập luyện trong khi mang thai, như đi bộ và bơi, được khuyến khích với những phụ nữ mang thai khỏe mạnh. Việc tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho cả bà mẹ và phôi thai, gồm cả tác dụng ngăn chặn quá cân.
Duy trì tập thể dục có lợi cho sức khỏe bà bầu và thai nhi
Hạn chế hoặc không sử dụng thuốc
Thuốc được sử dụng trong quá trình thai kỳ có thể có những tác dụng tạm thời hay lâu dài trên phôi thai. Vì thế, nhiều y sĩ không muốn kê đơn thuốc cho những phụ nữ mang thai, lo ngại chủ yếu là về những tác dụng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Phụ nữ mang thai nên hạn chế uống thuốc khi mang thai
Tránh các nguồn hóa chất độc hại
Những nhà nghiên cứu đã phát hiện ra Polychlorinated Biphenyls, thuốc trừ sâu Organochlorine, các hợp chất Perfluorinated,… và rất nhiều chất độc khác trong cơ thể 99 trên 100 phụ nữ mang thai mà họ kiểm tra. Nhiều hóa chất có trong các thực phẩm hằng ngày liên quan tới những tác dụng có hại ở trẻ em từ những cuộc nghiên cứu khác.
Việc sử dụng các sản phẩm sạch và rõ nguồn gốc là một cách cực kì hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe bà bầu.
Bảo vệ sức khỏe bà bầu với tác hại ô nhiễm không khí
Giảm dần hoặc tránh các thói quen không tốt
Sử dụng các chất kích thích hoặc đồ uống có cồn
Uống rượu bia
Việc uống rượu trong quá trình mang thai có thể gây ra hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi, một hội chứng khiếm khuyết khi sinh vĩnh viễn và thường có hậu quả xấu. Một số cuộc nghiên cứu đã cho thấy việc uống ở mức độ ít hay trung bình trong thai kỳ có thể không gây ra tác hại với phôi thai.
Hút thuốc hoặc có người nhà hút thuốc
Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy trẻ em bị nguy cơ nhiễm độc khói thuốc trước khi sinh có thể gặp nhiều vấn đề khó khăn về cách cư xử, thần kinh và cơ thể.
Thủy ngân cơ bản và thủy ngân Methyla là hai dạng thủy ngân có thể gây những nguy cơ trong quá trình mang thai. Thủy ngân chứa nhiều trong các loại cá lớn, được biết gây ra những tác động có hại với hệ thần kinh, đặc biệt trong quá trình phát triển não. Ăn cá là nguồn chính gây nhiễm độc thủy ngân ở người và trong một số loài cá có thể chứa lượng thủy ngân đủ để gây ra tổn hại tới sự phát triển hệ thần kinh của phôi thai hay bào thai.
Sử dụng các thực phẩm không rõ nguồn gốc
Một cuộc nghiên cứu năm 2006 cho thấy trẻ em bị nhiễm độc thuốc trừ sâu Chlorpyrifos có nhiều trong các loại rau củ và thức ăn không rõ nguồn gốc trước khi sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần và vận động kém ở tuổi lên 3 và gia tăng nguy cơ với các vấn đề về cách cư xử, gia tăng nguy cơ hở hàm ếch và khiếm khuyết ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
Mẹ bầu nên chọn những loại thực phẩm rõ nguồn gốc và sạch hoặc những thực phẩm hữu cơ an toàn để tránh những chất độc không mong muốn xâm nhập vào cơ thể.
Bà bầu không nên ăn gì?
Thịt không được nấu chín
Mẹ bầu nên tránh các loại thịt tái, sống nộm, thịt chưa được nấu chín, thịt sống... Để đảm bảo an toàn cho thai nhi ở những tháng đầu cũng như thời gian sau, mẹ bầu cần chế biến thịt chín kỹ.
Cá sống
Các món ăn cá sống như sushi có thể gây ra ngộ độc thực phẩm cho thai nhi, nguy hiểm đến thai nhi. Trong các món cá sống lượng vi khuẩn khá lớn ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Tương tự với các món cá xông khói cũng không hề an toàn cho mẹ bầu. Cá nên được nấu chín rồi mới ăn để đảm bảo an toàn.
Cá chứa lượng thủy ngân cao
Mặc dù cá có chứa nhiều omega 3 rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung 340g/ tuần. Tuy nhiên nên biết chọn lựa loại cá tốt cho sức khỏe. Mẹ bầu cần tránh các loại cá chứa nhiều chất thủy ngân như cá mũi kiếm, cá mập, các thu vua, cá walleye. Đối với cá đóng hộp thì có thể dùng 340g/ tuần.
Trứng sống
Mẹ bầu cần tránh các món món salad Caesar có thể được chế biến bằng trứng sống. Trứng sống cực kỳ có hại đối với sự phát triển của bào thai, bởi chứa nhiều vi khuẩn gây nhiễm độc. các loại sốt mayonnaise cũng nên được hạn chế tối đa tránh ảnh hưởng cho sức khỏe thai nhi.
Các loại pho mai mềm
Phomai mềm được chế biến từ sữa không được diệt khuẩn, chứa nhiều vi khuẩn. Các loại phomai mềm như phô mai xanh, camembert, feta, brie, phô mai kiểu Mexico (Blanco, Fresco và Decrema) nên được tránh không ăn trong thai kỳ.
Chất ngọt nhân tạo
Các chất làm ngọt như Saccharin, Stevia, Cyclamate, Sucralose, Aspartame đều được xem là không an toàn đối với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên dùng với một lượng nhỏ thôi.
Thực phẩm không rõ nguồn gốc
Các thực phẩm rau củ hoặc thịt tươi không rõ ngườn gốc cần cẩn thận chọn lựa hoặc đến những cửa hàng uy tín và tin tưởng để mua, tránh mua những thực phẩm độc và gây ngộ độc cho mẹ bầu.
Bia rượu, cà phê các chất kích thích
Thay vì uống các loại rượu, bia, rượu hỗn hợp, mẹ bầu nên uống nước trái cây như nước táo, cà chua, rượu trái cây, và các thức uống không cồn khác.
---
Xem thêm:
Viết bình luận
Bình luận