Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì? Vì sao trẻ biếng ăn và giải pháp

Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì? Vì sao trẻ biếng ăn và giải pháp

Biếng ăn ở trẻ là tình trạng trẻ nhỏ giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn nên không thu nạp đủ lượng thức ăn theo nhu cầu cơ thể. Tình trạng biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng tới sự phát triển về tầm vóc của trẻ.

Vì sao trẻ biếng ăn? Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì? 

Biếng ăn có nhiều mức độ: Trẻ ăn ít hơn so với bình thường, chỉ ăn rất ít một vài loại thức ăn hoặc nặng hơn là từ chối ăn, sợ, nôn ói khi nhìn thấy thức ăn. Có những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng biếng ăn ở trẻ.

Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì?

Vì sao trẻ biếng ăn? Do khẩu phần ăn thiếu cân đối hoặc ăn dặm quá sớm

Nhiều cha mẹ cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, khẩu phần ăn thiếu cân đối như chỉ ăn thiên lệch một nhóm thực phẩm hoặc ăn không đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm protein, chất béo, tinh bột và khoáng chất. Việc này khiến trẻ bị thiếu vitamin nhóm B (gồm B1, B2, B6 và B12), làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn; thiếu kẽm và selen khiến trẻ lười ăn, hạn chế hấp thu dinh dưỡng; thiếu chất xơ từ rau củ quả tự nhiên (organic) khiến trẻ bị táo bón, chướng bụng, khó chịu dẫn tới chán ăn hoặc thiếu Protein khiến trẻ chậm tăng cân,...

Vì sao trẻ biếng ăn? Do thay đổi sinh lý hoặc mắc bệnh

Những thay đổi sinh lý của trẻ giữa các giai đoạn biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng,... đều là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.
Trẻ mọc răng, viêm loét vùng miệng, sâu răng,... sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu khi ăn uống nên thường bỏ ăn.
Trẻ bị rối loạn chức năng tiêu hóa như loạn khuẩn đường ruột hoặc thiếu men tiêu hóa nên đầy bụng, khó tiêu, hấp thu thức ăn kém nên không có cảm giác muốn ăn, dẫn tới biếng ăn, chậm lớn. Dẫn đến tình trạng giảm cân nhanh chóng, suy dinh dưỡng.

Biếng ăn ở trẻ có thể gặp khi bé dùng kháng sinh kéo dài, uống viên sắt, uống vitamin A, vitamin D quá liều
Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng (giun, sán) hoặc viêm đường hô hấp (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi),... thường ăn ít hoặc bỏ ăn vì không có cảm giác đói, muốn ăn.
Biếng ăn ở trẻ có thể gặp khi bé dùng kháng sinh kéo dài, uống viên sắt, uống vitamin A, vitamin D quá liều.

Xem thêm: Top những lợi ích tuyệt vời của Vitamin E với sức khỏe

Vì sao trẻ biếng ăn? Do thói quen cho trẻ ăn

Tình trạng biếng ăn ở trẻ có thể đến từ việc món ăn không được chế biến hấp dẫn hoặc lặp lại một vài món ăn hay nguyên liệu nấu ăn với tần suất quá dày.
Phụ huynh cho trẻ ăn không có giờ giấc cố định hoặc ăn nhiều quà vặt, thức ăn nhanh, bánh kẹo trước bữa ăn. Việc này khiến bé không bao giờ cảm thấy đói nên trẻ sẽ ăn ít hoặc không ăn trong các bữa chính.
Cho trẻ xem ti vi, chơi điện tử,... trong khi ăn khiến bé không tập trung khi ăn, ăn lâu, gây hiện tượng ngang bụng, trẻ không muốn ăn dù chưa ăn được nhiều.
Số lượng thức ăn hoặc bữa ăn chưa hợp lý, quá ít hoặc quá nhiều.

Phụ huynh nên tìm nhiều cách để trẻ bổ sung chất xơ và thực phẩm từ tự nhiên (organicrất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ và giúp hình thành thói quen ăn rau xanh từ nhỏ.

Vì sao trẻ biếng ăn? Do yếu tố tâm lý

Cha mẹ ép trẻ ăn bằng cách đánh mắng, la hét, buộc trẻ ăn hết định mức. Đôi khi lượng thức ăn cha mẹ yêu cầu là quá mức so với sức ăn của trẻ và hậu quả là trẻ sẽ ngậm thức ăn, nôn ói hoặc chống đối. Về lâu dài trẻ sẽ sợ ăn và dẫn tới chứng biếng ăn.
Trẻ có thể đột ngột biếng ăn nếu thay đổi môi trường, giờ ăn, nơi ăn, người cho ăn. Nhất là những trẻ phải xa bố mẹ, ông bà,... sẽ bị thay đổi tâm trạng, hờn dỗi và không muốn ăn.
Bố mẹ cư xử quá lạnh nhạt với trẻ nên bé không ăn để chống đối.

Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì? 

1. Kẽm

Cơ thể cần kẽm để thực hiện quá trình trao đổi chất, sản sinh tế bào – năng lượng, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình phát triển trí não và mau lành thương. Kẽm còn là nhân tố quan trọng tham gia vào hoạt động của các enzyme và hormone trong cơ thể, cải thiện thị lực, vị giác và cả khứu giác. Đó là lý do vì sao trẻ thường cảm thấy không muốn ăn hay ăn không ngon miệng khi thiếu kẽm. Ngoài ra, dấu hiệu thiếu hụt kẽm còn có tiêu chảy mạn tính, rụng tóc, lâu lành thương, trẻ chậm lớn, dậy thì muộn…

2. Lysin

Lysin cũng là một axit amin thiết yếu cho sức khỏe con người nhưng cơ thể không thể sản sinh nó mà phải hấp thu từ nguồn thức ăn và thực phẩm bổ sung. Axit amin như lysin giúp hình thành và tổng hợp protein trong cơ thể, do đó nó rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Lysin còn là nhân tố quan trọng cho sự sản sinh carnitine, một dưỡng chất đóng vai trò là chất xúc tác cho sự chuyển hóa axit béo thành năng lượng và giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu.

3. Vitamin B

Tất cả các vitamin nhóm B sẽ giúp chuyển hóa carbohydrate thành glucose mà cơ thể cần để sản sinh năng lượng. Vitamin B còn giúp cơ thể chuyển hóa chất béo và protein. Vitamin B là vi chất quan trọng, tốt cho sức khỏe gan, da, tóc, mắt, đặc biệt là giúp hệ thần kinh và não bộ thực hiện chức năng.

Tất cả vitamin nhóm B đều tan trong nước. Điều này có nghĩa là cơ thể không thể dự trữ chúng và cơ thể cần được bổ sung vitamin B mỗi ngày từ nguồn thức ăn hoặc thực phẩm chức năng.

Thực phẩm cần thiết để cung cấp vitamin B trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn có thể kể đến là chuối, thịt heo, các loại rau ăn lá có màu xanh đậm, măng tây, các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, trứng gà…

4. Chất xơ

Chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Chất xơ giúp cân bằng và phát triển lợi khuẩn giúp chuyển hóa thức ăn và tạo cảm giác ngon miệng cho bé.

Khẩu phần ăn cho trẻ có đầy đủ chất xơ có thể giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu và ngăn chặn tiểu đường ở tuổi vị thành niên và các bệnh tim mạch.

Bản thân chất xơ không chứa calorie. Hấp thụ một lượng vừa phải chất xơ giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng, hỗ trợ nhu động ruột và ngăn chặn tình trạng táo bón ở trẻ. Để bổ sung chất xơ và nguồn dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn, bạn có thể tìm đến:

  • Các loại bánh mì và ngũ cốc nguyên cám

  • Trái cây như táo, cam, chuối, lê, mận…

  • Rau củ quả như các loại đậu, bông cải xanh, cải bó xôi hay bông atisô

  • Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều…

5. Axit béo omega-3

Omega-3 là vi chất rất hữu dụng trong việc điều trị các triệu chứng của tình trạng biếng ăn hay rối loạn ăn uống. Axit béo omega-3 đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi và tiếp nhận thông tin của não bộ. Vì vậy, nó hỗ trợ não bộ thực hiện tốt chức năng của mình và giúp cải thiện tâm trạng của trẻ. Trẻ biếng ăn lâu ngày còn có thể xuất phát từ nguyên nhân tâm lý không ổn định. Do đó, bạn đừng quên bổ sung omega-3 từ các loại cá, đặc biệt là cá biển như cá hồi, cá thu trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn nhé.

6. Probiotic

Hầu hết trẻ biếng ăn đều gặp phải các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi và các dấu hiệu rối loạn đường tiêu hóa khác. Probiotic là nguồn bổ sung lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột. Sữa chua chắc chắn là món ăn bổ sung probiotic tốt nhất dành cho bé yêu nhà bạn rồi.

7. Sắt

Nếu không được cung cấp đủ sắt, cơ thể sẽ không thể tạo ra hemoglobin và hồng cầu. Điều này có nghĩa là các cơ và mô không nhận được đủ lượng oxy cần thiết. Trẻ biếng ăn thường bị thiếu máu do thiếu sắt nghiêm trọng. Dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn cần đến sắt từ các nguồn như thịt bò, thịt heo, đậu phụ, hải sản như hàu, tôm, các loại rau ăn lá màu xanh như cải bó xôi, rau ngót, mồng tơi, ngũ cốc nguyên hạt…

8. Canxi và vitamin D

Sở dĩ canxi và vitamin D luôn song hành cùng nhau là vì vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi dễ dàng hơn. Canxi là khoáng vi lượng cần thiết cho sự chắc khỏe của hệ cơ xương ở trẻ em.

Trẻ biếng ăn không nhận đủ lượng canxi nên thường còi cọc, rất dễ bị loãng xương hay gãy xương. Sản phẩm bơ sữa là thực phẩm đứng đầu danh sách nguồn cung giàu canxi cho cơ thể. Bạn có thể bổ sung canxi và vitamin D từ các nguồn như sữa, sữa chua, phô mai và đừng quên cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để hấp thụ vitamin D nhé.

Hiểu được vì sao trẻ biếng ăn thì ba mẹ cần làm gì khi trẻ biếng ăn?

Làm sao cho trẻ hết biếng ăn và ăn ngon trở lại là điều mà những bậc cha mẹ có con biếng ăn quan tâm và mong muốn nhất. Để học cách trị trẻ biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng trở lại, ba mẹ cần phải kiên nhẫn và phối hợp với các bác sĩ nhi và các chuyên gia dinh dưỡng xác định, khắc phục nguyên nhân gây biếng ăn. 

Hiểu nguyên nhân vì sao trẻ biếng ăn và can thiệp kịp thời

Trẻ biếng ăn do yếu tố sức khỏe

Trẻ mắc bệnh thường chán ăn và tình trạng lười ăn, ăn ít lại khiến cơ thể trẻ càng mệt mỏi, giảm khả năng chống đỡ bệnh và hồi phục sau khi bị bệnh. Vì vậy, bố mẹ cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ các vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm và chú trọng chế độ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho trẻ. 
Khi trẻ mắc bệnh, bố mẹ cần nhanh chóng điều trị dứt điểm bệnh đồng thời bình tĩnh dỗ dành trẻ, tránh ép trẻ ăn khiến trẻ sợ hãi. Nếu trẻ ăn ít trong giai đoạn này cũng đừng lo lắng quá vì khi khỏi bệnh, trẻ sẽ thèm ăn trở lại. 

Nguyên tắc ăn uống cho trẻ biếng ăn

  • Chia thành nhiều bữa nhỏ. 
  • Thức ăn cần chế biến dạng lỏng và mềm hơn, dễ tiêu hóa hơn. 
  • Bổ sung rau củ quả tươi vào thực đơn mỗi ngày.
  • Cho trẻ uống đủ nước và có thể bổ sung các loại nước cam, chanh, nước dừa, nước táo, nước xoài… hoặc sữa để cung cấp năng lượng và vitamin & khoáng chất cho trẻ. 
  • Cho trẻ uống bổ sung vitamin và khoáng chất. 

Bổ sung rau củ quả tươi vào thực đơn mỗi ngày

Động viên tinh thần và tâm lý cho trẻ biếng ăn

Nếu trẻ mang tâm lý sợ ăn, điều quan trọng nhất là bố mẹ cần điều chỉnh tâm lý lo lắng của chính mình trước. Vì tâm lý sợ ăn của trẻ hầu như là hệ quả của việc bị ba mẹ ép ăn, dọa nạt.
Nếu trẻ có phản ứng sợ khi nhìn thấy thức ăn, bố mẹ cần phải “cắt” phản ứng đó bằng cách giúp trẻ nhận ra ăn uống là một việc rất vui vẻ và hoàn toàn không hề có áp lực nào.
Để trẻ có tâm lý thoải mái hơn khi ăn, bố mẹ nên động viên, khuyến khích bằng cách khen thức ăn ngon, vui đùa với trẻ và khen trẻ ăn uống rất giỏi.
Rất nhiều bố mẹ vì căng thẳng mỗi khi cho con ăn nên muốn trẻ ăn riêng trước hoặc sau bữa cơm của cả nhà. Trong khi đó, việc được ăn cùng mâm cơm với gia đình trong không khí vui vẻ sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Xem thêm: 1001 thực đơn giảm cân khoa học giúp eo thon, sắc vóc nuột nà

Trẻ biếng ăn do chế độ và thói quen dinh dưỡng không phù hợp

Nếu xác định nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn do chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học và thói quen sinh hoạt không hợp lý của gia đình, bố mẹ cần điều chỉnh sớm để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ. Một số gợi ý sau có thể giúp bố mẹ:

  • Trong năm tuổi đầu tiên, tập cho trẻ ăn đa dạng thức ăn theo từng tháng tuổi.
  • Kiểm tra món ăn có hợp khẩu vị của trẻ hay không và thay đổi cho phù hợp. Khi thay đổi món ăn cho trẻ, cần thay đổi từ từ, xen kẽ giữa món ăn mới và món ăn cũ.
  • Cho trẻ ăn đủ bữa, đúng giờ.
  • Hình thành thói quen ăn rau củ quả cho trẻ càng sớm càng tốt.
  • Trong bữa ăn không cho trẻ vừa ăn vừa chơi hoặc vừa ăn vừa xem tivi, dùng ipad, điện thoại…
  • Không nhồi nhét, ép buộc trẻ ăn.
  • Không cho trẻ uống hoặc ăn đồ ngọt trước bữa ăn vì các thức ăn này tạo cảm giác “no giả” làm trẻ chán bữa ăn chính.
  • Không để trẻ đói lả mới cho ăn vì trẻ sẽ mệt mỏi và lại càng không muốn ăn.

Thiếu vi chất do chế độ dinh dưỡng chưa khoa học là nguyên nhân lớn nhất khiến trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng. Để biết trẻ biếng ăn cần bổ sung gì, trẻ cần được tiến hành khám chuyên khoa dinh dưỡng và thực hiện một số xét nghiệm vi chất, từ đó các bác sĩ dinh dưỡng sẽ xác định chính xác trẻ đang bị thiếu vi chất gì, thiếu bao nhiêu và đưa ra phác đồ phù hợp. Việc bổ sung đúng và đủ lượng vitamin cần cho trẻ biếng ăn có thể cải thiện tốt bệnh biếng ăn của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng và phương pháp xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn kéo dài có thể dẫn đến thiếu năng lượng cần thiết cho cơ thể, cụ thể là chất bột đường (glucid), chất đạm (protein) và chất béo (lipid), các vitamin và khoáng chất khác… Do đó, khi chuẩn bị thực đơn cho trẻ biếng ăn, bố mẹ cần lưu ý

Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì?

Đảm bảo đầy đủ lượng chất bột đường

Bữa ăn cần đa dạng các loại thực phẩm chứa tinh bột, bao gồm: các loại đậu, khoai, ngô, củ cải, rau củ quả tự nhiên (organic), bánh mì nguyên cám và ngũ cốc. 

Đảm bảo đầy đủ lượng chất đạm

Sữa: Khi trẻ trên 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn dặm với thành phần dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng theo khuyến cáo, cùng với các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai… 

Nếu trẻ bú sữa mẹ nhưng mẹ ít hoặc không có sữa hay sữa không đạt chất lượng, cần bổ sung thêm thức ăn có giàu năng lượng để đảm bảo đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Muốn biết sữa mẹ có đạt chất lượng không cần kiểm tra bằng máy phân tích thành phần sữa mẹ
Ngoài ra, nếu mẹ không đủ sữa cho trẻ bú thì có thể bổ sung thêm một số loại sữa công thức để cung cấp đủ năng lượng hằng ngày cho bé.

Trứng: Đây là thức ăn giàu chất đạm, béo, muối khoáng và các loại vitamin tốt cho trẻ. Chất đạm trong trứng có đầy đủ các acid amin cần thiết với tỷ lệ cân đối giúp trẻ dễ hấp thu.

Thịt: Nguồn chất đạm có trong các loại thịt như thịt gà (22, 4%), thịt bò (21%), thịt heo nạc (19%)…
Thủy hải sản: Trong các loại thủy hải sản như cá, tôm, cua chứa từ 16 – 20% chất đạm. Loại chất đạm này dễ tiêu hóa hơn chất đạm từ thịt và các loại thủy hải sản này còn chứa nhiều canxi, phốt pho phòng bệnh còi xương cho trẻ.

Ngoài các nguồn đạm trên, có thể thay thế bằng nguồn đạm từ thực vật như: đậu tương, đậu xanh, đậu phộng… để đa dạng khẩu vị cho trẻ và giúp bé ăn ngon.

Đảm bảo đầy đủ lượng chất béo

Chất béo cung cấp năng lượng gấp đôi so với chất đạm và chất bột đường. Ngoài ra, chất béo còn giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ như (vitamin A, D, E, K rất cần cho sự phát triển xương, mắt). 
Ngoài dầu thực vật như dầu oliu, dầu cá hồi, các loại mỡ động vật như mỡ gà, mỡ lợn cũng rất tốt cho việc hấp thu và chuyển hóa của trẻ.

Nhưng phụ huynh cũng nên đối nhắc sử dụng phù hợp và khoa học. Tránh trường hợp trẻ ăn quá nhiều chất béo sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe cũng như phát triển lâu dài của trẻ. Bênh cạnh đó đừng quên bổ sung chất xơ từ rau củ quả có nguồn gốc tự nhiên (Organic) và chọn lọc chế độ ăn uống khoa học.

Để giải quyết tận gốc tình trạng biếng ăn của trẻ cần có sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng về chế độ ăn phù hợp với tình trạng và thói quen của từng trẻ. Một điều quan trọng khác là trong bữa ăn phải tạo ra một không khí vui vẻ thoải mái giúp trẻ ăn ngon miệng. Bố mẹ không nên dọa nạt, bắt ép trẻ ăn, thậm chí đánh trẻ mà cần tìm hiểu nguyên nhân biếng ăn ở trẻ để có hướng cải thiện phù hợp. Và đừng quên tạo thói quen ăn rau củ quả sớm cho trẻ nhé. 
 

Xem thêm: Bí quyết xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho cả gia đình

>>Xem thêm: Trẻ cần ăn gì để cao lớn khỏe mạnh

>> Xem thêm: Chế biến khoai tây cho bé ăn dặm – Dễ mà khó!

Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận