Mẹ bầu cảm cúm nên làm gì?

Mẹ bầu cảm cúm nên làm gì?

Một trong những nỗi lo của mẹ bầu chính là sức khỏe mẹ trong suốt những tháng thai kì. Và một trong những căn bệnh mà ai cũng có thể mắc phải chính là bệnh cảm cúm. Việc sử dụng thuốc hay trị bệnh không đúng cách đều có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vậy mẹ bầu bị cảm cúm nên làm gì ? dinh dưỡng tốt cho mẹ bỉm và bé cùng Bio Ngon tìm hiểu xem nhé!

1. Tại sao mẹ bầu không nên chủ quan với bệnh cảm cúm, mẹ bầu bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi?

Nếu mẹ bị cúm trong khi đang mang thai, điều này có nguy cơ mẹ sinh sớm hoặc bé khi sinh ra có trọng lượng thấp và thậm chí có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc tử vong trong tuần đầu tiên của cuộc đời. Mẹ bầu cảm cúm có nên uống thuốc không? Mẹ nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu các triệu chứng của mẹ không cải thiện hoặc nếu chúng trở nên trầm trọng như: Khó thở, đau họng nhiều, ho khạc đàm xanh, sốt cao dai dẳng và tức ngực.

 

2. Các cách phòng tránh cảm cúm ở giai đoạn thai kì cho mẹ bầu

Cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm là tiêm phòng cúm. Tiêm phòng cúm khi mang thai sẽ bảo vệ cả mẹ và con yêu. Việc chủng ngừa bệnh cúm là an toàn trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, từ vài tuần đầu tiên đến ngày dự sinh.

Hầu hết các bác sĩ khuyên mẹ nên chủng ngừa cúm vào tháng 10 hoặc ngay khi bắt đầu mùa cúm. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể chủng ngừa vào cuối mùa thu hoặc mùa đông.

 

Các virus gây cảm cúm có thể lây lan qua không khí khi một ai đó bị bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Nhưng nó cũng lây lan bằng tay khi sử dụng chung đồ dùng với người bị nhiễm bệnh, sau đó mẹ chạm vào mũi, miệng hoặc mắt của mình.

Vì chứng cảm cúm lan truyền dễ dàng, việc ngăn ngừa tốt nhất là tránh xa bất cứ ai có triệu chứng cảm cúm. Để tránh bị nhiễm virus gây cảm cúm, mẹ nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm, hoặc sử dụng chất rửa tay có chất cồn. Tránh chạm mũi, mắt và miệng.

Điều quan trọng là phải áp dụng các thói quen lành mạnh để ngăn ngừa virus gây cúm. Mẹ cũng nên đảm bảo rằng mình ngủ đầy đủ, ăn nhiều trái cây và rau củ, tập thể dục.

3. Mẹ bầu bị cảm cúm nên làm gì, cách chữa cảm cúm cho mẹ bầu tại nhà?

Cơ thể của phụ nữ mang thai đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, hơn nữa hệ thống miễn dịch suy giảm hơn khi phụ nữ bắt đầu mang thai khiến họ dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh. Và trong các trường hợp này chỉ có bác sĩ mới có những lời khuyên tốt nhất bởi không phải mọi trường hợp mắc cảm lạnh là giống nhau.

Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bà bầu cũng như khả năng ảnh hưởng tới thai nhi để có những biện pháp cụ thể. Hãy nên nhớ rằng sự nguy hiểm của các bệnh truyền nhiễm đối với thai nhi là rất cao, bạn không thể tự điều trị như cách thông thường.

Dưới đây là một số phương pháp giúp bà bầu bị cảm cúm nhanh khỏi cảm:

- Mẹ bầu nên xông mũi ngay khi có dấu hiệu cảm

Xông là phương pháp dân gian, lành tính và rất dễ thực hiện tại nhà. Mẹ bầu có thể sử dụng các loại lá cây hoặc củ chứa tinh dầu có trong vườn nhà, đem nấu sôi với nước sạch sau đó mở hé nắp và ghé mặt hít hơi nước nóng bay lên.

 

Hãy hít thở thật đều đặn và cảm nhận triệu chứng nghẹt mũi của mẹ đang giảm đáng kể. Một số nguyên liệu gợi ý cho nồi xông của mẹ bao gồm lá kinh giới, tía tô, lá bưởi, húng quế, bạc hà, chanh, củ gừng, sả, rau tần dầy lá…

- Mẹ bầu nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9%

Nước muối sinh lý vô cùng lành tính và có thể dễ dàng tìm mua ở bất kì hiệu thuốc tây nào. Dung dịch này dùng để rửa và vệ sinh mũi hàng ngày, hiệu quả rất tốt trong giai đoạn bệnh cảm ghé thăm.

 

Ngoài ra, mẹ cũng có thể pha 1 thìa muối vào cốc nước ấm để súc miệng trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy.

- Mẹ bầu nên giữ ấm và nghĩ ngơi. 

Kiêng nước, kỵ gió là kinh nghiệm mà nhiều mẹ truyền tai nhau khi bị cảm cúm. Theo đó, việc giữ ấm cho cơ thể là ưu tiên hàng đầu. Bà bầu bị cảm không nên tắm quá trễ vào ban đêm, khi tắm phải sử dụng nước ấm để kích thích cơ thể ra nhiều mồ hôi, bài tiết độc tố.

 

Bản thân phụ nữ mang thai cần rất nhiều năng lượng để chống lại bệnh tật. Do vậy, ngoài việc giữ ấm cơ thể (bằng cách tránh tiếp xúc lạnh, mặc quần áo thoáng mát, dễ thoát nhiệt, hạn chế ủ ấm vì dễ gây sốt), bạn nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hợp lý để mau chóng khôi phục lại năng lượng và giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.

Thay vì ngâm mình trong bồn tắm nước nóng với nhiều rủi ro có thể xảy ra cho thai nhi, bạn chỉ nên tắm nước ấm và thư giãn nhẹ bằng cách xông hơi để làm thông đường mũi. Làn hơi từ nước ấm sẽ giúp đường thở được thông thoáng, đồng thời làm loãng dịch nhầy, giúp cơ thể tống xuất chúng ra dễ dàng hơn.

Để xông hơi, bạn hãy chuẩn bị một chiếc chậu cỡ vừa, cho nước sôi vào, đặt chậu lên mặt bàn. Sau đó dùng khăn trùm lên đầu úp mặt vào chậu nước nhưng không quá sát kẻo bị bỏng. Nhắm mắt rồi hít vào thở ra mỗi nhịp từ 10 – 15 giây, để tăng thêm hiệu quả, mẹ bầu có thể cho vào đấy một ít tinh dầu thiên nhiên.

Như đã nói ở trên, nghỉ ngơi là một trong những việc cần làm để mẹ bầu bị cảm mau chóng phục hồi hơn. Thế nhưng, khi nằm xuống giường, không ít mẹ bầu cảm thấy khó chịu vì tình trạng nghẹt mũi gia tăng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Để cải thiện vấn đề này, bạn nên kê cao gối khi ngủ.

Biện pháp này vừa giúp giảm nghẹt mũi khi mang thai, đờm không bị trào ngược, lại còn mang đến sự thoải mái để bạn dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

-  Mẹ bầu uống nước ấm 

Đây cũng là cách trị cảm cúm cho bà bầu đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Lý do vì nước ấm giúp giảm nghẹt mũi, ngăn ngừa mất nước và làm dịu tình trạng khô rát ở mũi và cổ họng. Bên cạnh dùng nước lọc, mẹ bầu có thể kết hợp thêm các loại trà thảo mộc, nước chanh, nước dừa, cháo hoặc súp loãng để cải thiện triệu chứng của bệnh. Lưu ý cần tránh dùng cà phê, rượu hoặc thức uống có gas khi đang mắc bệnh mẹ nhé!

 

- Cách trị cảm cúm cho mẹ bầu: Hãy thoa dầu tràm dưới mũi

Những loại dầu như dầu tràm hay dầu có chứa tinh chất bạc hà (thành phần menthol) nói chung có tác dụng làm thoáng đường thở, sát khuẩn cực hiệu quả. Trong dân gian, người ta thường dùng các loại dầu như vậy để phòng cảm mạo cho người già, trẻ em lẫn thai phụ.

 

Cách sử dụng dầu tràm trị cảm cúm cho bà bầu là thoa trực tiếp lên thái dương hoặc lòng bàn chân. Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể cho dầu vào nước xông hoặc nước tắm đều được. Tuy nhiên, với cách thoa trực tiếp, bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ để tránh cảm giác khó chịu.

- Mẹ bầu nên uống chanh kết hợp với mật ong

Mẹo nhỏ dân gian này hết sức đơn giản. Dùng hỗn hợp chanh mật ong hoặc pha chanh mật ong với nước ấm không chỉ giúp bà bầu giải cảm, trị ho mà còn cung cấp thêm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng quất (miền Nam gọi là trái tắc) chưng mật ong để giải cảm, trị ho để an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.

- Tỏi

Bài thuốc dân gian trị cảm lạnh cho bà bầu bằng tỏi được nhiều mẹ bầu sử dụng. Tỏi chứa chất kháng sinh allicin giúp đẩy lui các virus gây bệnh. Khi bị cảm, mẹ bầu hãy giã 3 – 5 tép tỏi vắt lấy nước rồi dùng xông hàng ngày. Nếu muốn hiệu quả nhanh hơn, mẹ bầu có thể giã tỏi uống với nước.

Thời kỳ mang thai, chị em có thể ăn nhiều tỏi hơn để tăng sức đề kháng. Mẹ bầu có thể cho thêm tỏi khi xào rau hoặc ngâm một hũ giấm tỏi để sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày, giúp phòng cảm lạnh.

- Mẹ bầu không sử dụng thuốc kháng sinh

Một số trường hợp mẹ bầu không đi khám bác sĩ mà tự ý mua thuốc để uống là rất không nên. Kháng sinh là thuốc khi sử dụng phải hết sức thận trọng, không chỉ riêng phụ nữ có thai mà với tất cả mọi người.

Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh cảm, sử dụng kháng sinh không những có nhiều nguy cơ mà nó thật sự không đem lại lợi ích điều trị nào cả. Lí do là nguyên nhân gây bệnh cảm đa số là virus, không phải nguyên nhân từ vi khuẩn. Kháng sinh không có hiệu quả trên virus.

- Mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Thực phẩm tăng sức đề kháng là yếu tố quan trọng nhất trong cuộc chiến trị cảm cúm cho bà bầu. Vì vậy, bạn hãy tham khảo một số gợi ý sau:

Thực phẩm giàu vitamin C: có tác dụng tăng cường sức đề kháng và giàu chất chống oxy hóa. Một số gợi ý cho bạn là nên ăn các loại trái cây họ cam quýt, bưởi, chanh, ớt chuông để bổ sung vitamin C.

Việt quất rất giàu lượng aspirin tự nhiên, thành phần giúp giảm đau, hạ sốt và tình trạng viêm sưng trong cơ thể.

 

Nam việt quất là loại thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe vì chứa phenol – một chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp chống lại các tế bào gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa vi khuẩn bám vào các tế bào ở bàng quang và đường tiểu.

Hành tây có chứa hoạt chất phytochemical với công dụng giảm viêm phế quản và tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.

Trà đen, trà xanh có chứa catechin hiệu quả trong việc giảm tiêu chảy và tăng đề kháng.

Gừng là thực phẩm lành tính và cực tốt khi chữa cảm cúm. Gừng có công dụng làm ấm cơ thể, làm sạch các chất độc, vi-rút, vi khuẩn và cải thiện lưu thông máu cho mẹ bầu. Ngoài ra, gừng còn giúp giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai.

Hy vọng bạn sẽ ứng dụng những mẹo dân gian để trị cảm cúm cho bà bầu khi cần thiết. Bên cạnh đó, trong thời gian thai kỳ, mẹ cần ăn đầy đủ những loại thực phẩm tốt cho bà bầu. Mặt khác, tìm hiểu bí quyết ngừa cúm sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện hơn.

Mẹ bầu bị cảm cúm nên ăn gì? Bệnh cảm khiến cho các mẹ bầu ăn uống không ngon miệng. Tuy nhiên các mẹ hãy cố gắng ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng tự nhiên giúp đẩy lùi bệnh tật. Xem thêm những rau củ tốt cho mẹ bầu và bé.

Một bát cháo giải cảm cũng rất hữu hiệu. Khi nấu cháo nên thêm hành, tiêu, tía tô và ăn nóng giúp mẹ toát nhiều mồ hôi.

Những phương pháp trên không chỉ dùng được với các bà bầu bị cảm mà ngay cả người bình thường cũng có thể áp dụng. Đó là những cách điều trị vừa hiệu quả vừa an toàn, giúp nhanh chóng bình phục mà không để lại một số hậu quả như nhờn thuốc, suy giảm miễn dịch, dị ứng thuốc…/.

Không những vậy những tháng thai kì mẹ bầu thường có nhiều nỗi lo không chỉ sức khỏe, và sự trầm cảm, thay đổi hoocmon tâm sinh lý cũng là nỗi lo đang lo ngại. Bên cạnh sự quan tâm của các thành viên trong gia đình, thì ngay trong chính mẹ bầu cũng nên rèn luyện cho mình suy nghĩ tích cực, ăn uống lành mạnh để không tăng cân quá nhanh ảnh hưởng đến vóc dáng, da dẻ sau sinh. Tìm hiểu thêm nếu bạn quan tâm đến cách hạn chế rạn da sau sinh mẹ bầu.

Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận